Tết 2018 đang đến gần nhà nhà đang rộn ràng bước vào giai đoạn bắt đầu báo hiệu sự chuẩn bị cho một năm mới lại đến. Đối với một số nước trên thế giới, tết năm mới quan trọng nhất trong năm được tổ chức theo lịch âm dương. Phong tục này chủ yếu tồn tại ở các quốc gia mang ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và vòng văn hóa chữ Hán khác và được gọi là tết Nguyên Đán.
Trung Quốc:
Ở Trung Quốc tết Nguyên Đán là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình. Theo truyền thuyết Trung Quốc, vào mỗi ngày cuối năm âm lịch lại có một con quái vật tên Nian xuát hiện quấy phá dân lành, vào một ngày nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn. Kể từ đó, mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Trung Quốc lại trang trí nhà bằng đèn lồng và giấy màu đỏ, đốt pháo và tổ chức các trò chơi nhằm xua đuổi mọi xui xẻo trong năm cũ, đón chào một năm mới và cầu chúc cho sự may mắn, an khang thịnh vượng sẽ đến với mình. Trong ngày này, người Trung Quốc cũng hay là những loại bánh, măm cỗ để cúng tổ tiên. Tuy nhiên, theo lịch can chi có 12 con giáp, năm mới trúng năm con vật nào thì người ta kiêng ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Hàn Quốc:
Ở Hàn Quốc, người ta chuẩn bị cho tết nguyên đán rất sớm. Họ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ vào ngày 30 tết, buổi tối giao thừa thường tắm bằng nước nóng đẻ tẩy tần và đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Triều Tiên:
Người Triều Tiên cũng có thời gian đón tết nguyên đán tương tự, đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Singapore:
Ở Singapore thì tết nguyên đán cũng rất được coi trọng. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Mông cổ
Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.
Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm và thưởng thức món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Đông Á khác cũng đang rộn ràng chuẩn bị đón chào một ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nguồn: inbaobigiay.vn