Có thể nói, lịch tết từ xa xưa đã trở thành một truyền thống văn hóa của người Việt Nam, tuy có nền khao học kĩ thuật đang ngày càng phát triển, lịch có ở nhiều thiết bị tiện lợi như đồng hồ, máy tính, điện thoại… nhưng nó vẫn không thay thế được những tờ lịch ý nghĩa trong ngày tết. Ngoài ra, việc chuẩn bị cho ngày tết cũng có nhiều nét truyền thống khác được truyền tụng nhiều đời.
Tục chơi hoa kiểng
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.
Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường xanh… với sắc hoa vàng rực, đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc – thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.
Khi in lịch tết, người ta cũng nắm bắt điểm này để khai thác những góc nhìn mới lạ và đẹp mắt về thiên nhiên, hoa lá.
Tục xông đất ngày Tết
Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta thường mời người có sức khỏe, tốt tính, gia cảnh khấm khá, hòa thuận và hợp tuổi đến xông đất để cầu mong cho một năm mới đầy may mắn.
Tục chưng mâm ngũ quả
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
Tục gói Bánh Chưng
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Những chiếc bánh trưng vuông vắn cũng dễ dàng trở thành chủ đề độc đáo của in lịch tết.
Nguồn: inbaobigiay.vn